Ngày sinh: 1943 - Quốc gia: Việt Nam
Minh Phụng (1943–2008) là nghệ sĩ cải lương gạo cội của sân khấu miền Nam. Ông được nhà nước Việt Nam phong là Nghệ sĩ ưu tú.
Ông sinh trưởng tại Mỹ Tho. Lúc mới vào nghề ông lấy nghệ danh Tân Tiến, khi vào đoàn hát Thanh Phương ông đổi nghệ danh Minh Phụng cho đến nay. Minh và Phụng là tên 2 đứa con của người bạn thân của ông.
Minh Phụng đã tham gia ở nhiều đoàn hát khác nhau như Tân Đô, Hoa Thảo - Hậu Tấn, Thanh Phương... Đến gánh hát Kim Chung, hợp cùng hai nghệ sĩ Minh Cảnh, Minh Vương, ông đã khiến giới mộ điệu cải lương mê đắm từ những thập niên 1960 – 1970.[2] Ông đã đóng cặp với nhiều nữ nghệ sĩ tên tuổi như Út Bạch Lan (Trinh tiết một loài hoa), Mỹ Châu (Bích Vân Cung lệ sử, Kiếm sĩ người dơi), và nhất là các vở dã sử kiếm hiệp mang màu sắc Trung Hoa với Diệu Hiền, Lệ Thủy (Xin một lần yêu nhau, Kiếp nào có yêu nhau...)
Gần 50 năm gắn bó với sân khấu cải lương, trong giai đoạn hưng thịnh nhất của bộ môn nghệ thuật này, nghệ sĩ Minh Phụng đã đi vào lòng khán giả mộ điệu với hình ảnh một kép đẹp, có giọng hát đặc trưng với thanh âm cao, ngọt ngào và sâu lắng. Nhiều vở diễn và những bài vọng cổ có sự góp mặt của ông và do ông thể hiện đã đi vào lòng khán giả như: Bóng hồng sa mạc, Tâm sự loài chim biển (vai Áo vũ cơ hàn), Xin một lần yêu nhau (vai Âu Thiên Vũ), Kiếp nào có yêu nhau (vai Mộ Dung Trạch), Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn...; bài vọng cổ An Lộc Sơn, Nước mắt quê hương, Thương về cố đô 14 năm mong đợi, Cho xin sống lại một ngày, Đừng nói xa nhau, Phố đêm, Trường hận...[1][2]
Sau năm 1975, Minh Phụng là trưởng đoàn Tiếng Hát Quê Hương của tỉnh Bến Tre, nổi danh trong vai Lục Vân Tiên. Sau đó đoàn này được giao cho Văn Hóa Thông Tin tỉnh quản lý. Năm 1976 Minh Phụng gia nhập gánh hát Hương Mùa Thu, làm kép chánh, hát qua các vở tuồng Gánh cỏ sông Hàn, Con cò trắng, Lửa phi trường.
Năm 1994, ông lập lại đoàn hát Hương Mùa Thu với thành phần diễn viên như Minh Phụng, Linh Cảnh, Kiều Tiên, Bảo Ngọc, Ngọc Cẩm Thúy, Vương Bình, Thanh Phú, Điền Tử Lang, Thanh Thủy, Ngọc Ánh, Diệu Thanh, hề Giang Tâm. Đoàn Hương Mùa Thu của Minh Phụng diễn ở tỉnh Minh Hải (Cà Mau) và các tỉnh lân cận.
Sau đó nghệ sĩ Minh Phụng đổi tên Hương Mùa Thu thành đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng. Từ năm 1996 trở về sau , các gánh hát thua lỗ, Đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng cầm cự, kéo dài đến qua năm 2000, rồi ngưng hát. Nghệ sĩ Minh Phụng đã thua lỗ khá nhiều cho đoàn hát.
Sau lần phẫu thuật tim vào năm 2005, Minh Phụng cần điều trị suy thận và hoại tử chân kéo dài. Đầu tháng 11, 2008 ông vẫn cố xuất hiện trong liveshow của nghệ sĩ Ngọc Đáng tổ chức tại rạp Hưng Đạo. Đó là lần đứng trên sân khấu cuối cùng của ông.
Ông sống chung với nghệ sĩ Diệu Huê lúc ở đoàn Kim Chung, có 3 người con, trong đó có nghệ sĩ Tiểu Phụng. Năm 1976 ông li dị vợ. Năm 1977 ông chuyển qua đoàn Hương mùa thu và kết hôn cùng nghệ sĩ Kiều Tiên, sinh con gái là nghệ sĩ Y Phụng. Năm 2005, ông đăng báo từ con trên báo Sân khấu TP HCM đối với Tiểu Phụng vì cho rằng Tiểu Phụng lợi dụng lúc ông bị bệnh nặng đã liên lạc với bạn bè, người thân và người ái mộ ông ở bên Mỹ để quyên góp tiền, quà.
Giữa thập niên 60-70 của thế kỷ XX, tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung làm say mê hàng triệu khán giả VN, tiếp theo đó những bộ phim kiếm hiệp Hồng Kông...du nhập vào miền Nam, rất được khán giả SG thời đó thích xem. CL miền Nam thời ấy, sau những loạt tuồng La Mã, Ả Rập, Ấn Độ, Dã sử,...bắt đầu bớt ăn khách, các ông bầu tìm cách thay đổi hình thức, đêm câu chuyện và màu sắc kiếm hiệp vào SK để thu hút khán giả. Đây là mảnh đất màu mỡ để các tác giả khai thác cốt chuyện tình éo le, những màn đánh đấm đu bay, phóng phi tiêu, lăng xê đào kép trẻ có giọng ca hay. Đứng đầu loại hình này là sân khấu Kim Chung, những ngôi sao: Minh Cảnh, Diệu Hiền, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ...thành danh từ loại tuồng CL kiếm hiệp. Người có tài đánh kiếm, đu bay hay nhất là NS Minh Cảnh, sáng đẹp nhất là NS Minh Phụng.
Trong ba nghệ sĩ lấy họ Minh làm nghệ danh, Minh Phụng nổi tiếng sau Minh Cảnh, trước Minh Vương. Họ đã cùng các nữ nghệ sĩ: Diệu Hiền, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ... chống đỡ bảng hiệu Kim Chung thi tài cùng đoàn CL Thanh Minh - Thanh Nga, Dạ Lý Hương, tạo nên sinh hoạt sân khấu sôi động một thời.
Nghệ sĩ Minh Phụng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt, làm say mê hàng triệu con tim khán giả, những băng dĩa do Minh Phụng hát chánh cho tới ngày nay vẫn còn ăn khách. Khán giả nhớ Minh Phụng qua Áo vũ cơ hàn trong Tâm sự loài chim biển, Âu Thiên Vũ trong Xin một lần yêu nhau, Mộ Dung Thạch trong Kiếp nào có yêu nhau... Hầu như, những khán giả trẻ biết ca vọng cổ đều thuộc lòng những câu do Minh Phụng hát. Minh Phụng là một trong những ngôi sao hàng đầu của sân khấu cải lương. Anh không chỉ được khán giả ủng hộ mà đồng nghiệp cũng dành cho anh sự mến phục đặc biệt. Nhưng mấy ai biết được để đạt được những vinh quang trên sân khấu, bước khởi đầu của anh đã trải qua bao đắng cay, cơ cực.
Đi bán cá, bán bánh mì, lượm banh tennis có tiền phụ mẹ nuôi nấng các em
NSUT Minh Phụng tên thật là Nguyễn Văn Thiệu, sinh tại thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang, ba họ Ngô, mẹ họ Nguyễn, nhà có nhiều anh chị em, sau chỉ còn lại 5 người, người chị lớn thứ tư, Minh Phụng thứ năm, cô em thứ sáu, em trai thứ tám và người em gái thứ út Ba anh làm ăn thất bại đã bỏ gia đình, vợ con đi làm ăn xa không trở về. Người chị tư đi lấy chồng còn lại anh là con trai trưởng. Anh phải lấy họ mẹ thay họ cha, vừa đi học vừa làm đủ thứ nghề vặt như xách nước mướn cho vựa cá, bán bánh mì, bán cà-rem, bán cốm, lượm banh nỉ ở các sân tennis để có tiền giúp mẹ nuôi em nhưng vẫn phải tranh thủ đến trường để học cho xong bậc tiểu học. Nhà thiếu nợ, mẹ anh phải bán bớt một căn nhà để trả vẫn không đủ, tới kỳ chủ nợ đến đòi tiền lời, nhìn thấy mẹ bị chủ nợ chỉn, cậu bé Thiệu rất đau xót, đứng sau hè mà khóc không biết làm gì để giúp mẹ. Mẹ đi làm mướn cho vựa cá, lúc rảnh cậu theo giúp mẹ làm cá cho khách mua, nên dù là con trai, cậu làm cá rất giỏi. Rất mê ca vọng cổ, thần tượng là nghệ sĩ Minh Chí, nghệ sĩ Hữu Phước. Nhà nghèo không có tiền học đờn ca, cậu phải học lỏm với một người bạn, học đờn được ba câu rồi tự tìm hiểu luyện thành sáu câu, dựa theo đó mà vừa đờn vừa ca.
Chú tiểu lúc mới vào đời
Lúc khoảng 13-14 tuổi, lên học trung học, anh có một người thầy dạy học gọi bằng cậu Mười bị tật ở chân, không đứng được chỉ ngồi mà dạy chữ. Có một ngôi chùa ở gần đó, vị trụ trì đóng cửa bỏ đi nên ngôi chùa bỏ hoang, anh cùng thầy dạy học và một người bạn nữa đến giữ chùa. Cứ 4 giờ chiều, thầy cho anh về chùa trước tụng công phu, tối ba thầy trò về ngũ giữ chùa, 4 giờ sáng dậy tụng công phu tiếp. Ba thầy trò giữ chùa một thời gian dài, cho tới khi có sư trụ trì khác đến mới giao chùa lại. Ba thầy trò thường mặc áo lam đi tụng kinh (không lấy tiền) cho các nhà nghèo có đám tang quanh xóm. Anh thuộc khá nhiều bài kinh, đến nay vẫn còn nhớ bài kinh đầu tiên là bài kinh Sám Hồng Trần mà mình đã được học.
Sau khi tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp ở truồng Nguyễn Đình Chiều, anh ra trường bán công Trương Công Định học nhảy lên lớp đệ nhị để thi tú tài 1. Anh có một người bạn học tên Ngàn là con nhà giàu đi học trường sĩ quan, khuyên anh nên đi hát, đừng đi lính như anh ta, lỡ chết uổng phí tài năng. Anh ở nhà chăm lo học hành. Mấy tháng sau thì hay tin anh bạn kia chết ngoài mặt trận. Ngẫm nghĩ lời bạn nói đúng, anh quyết định theo hát cải lương.
...và nhà sư bị "xô" ra sân khấu
Một lần, tình cờ nghe chương trình sân khấu truyền thanh trên đài phát thanh, đoàn Kim Chung 2 diễn vở Bên cầu Vọng Thê với cặp đào kép chánh là Minh Cảnh, Diệu Hiền. Nghe Minh Cảnh hát hay quá anh mê mẩn và quyết định đi hát. Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga dọn về rạp Viễn Trương hát, anh gặp thần tượng Hữu Phước đi chiếc xe hơi màu đỏ lộng lẫy, ngưỡng mộ quá, mấy ngày sau anh về xin vô đoàn CL Tân Đô của ông bầu Công Tạo đang tập tuồng tại đình gần nhà sắp sửa khai trương ở rạp Viễn Trường, nghe anh thử hơi, soạn giả Hương Huyền Anh cho anh hát vai thầy chùa trong vở Bến tang thương, đặt nghệ danh cho anh là Tân Tiến, với lời dặn: ''Tao đặt cho mày tên Tân Tiến, mai mốt nổi tiếng nhớ là nhờ đi hát ở đoàn Tân Đô nghẹn''. Ngày khai trương đoàn Tân Đô tại rạp Viễn Trường, anh không biết làm mặt, nhờ cô bạn diễn viên trẻ cùng trang lứa tên Kim út (là nghệ sĩ Lan Thảo ở đoàn CL Hương Tràm - Cà Mau ngày nay) hóa trang dùm. Kép chánh đoàn lúc đó là Hữu Thuận. Tới lớp diễn, anh không dám ra khi nhìn thấy dưới hàng ghế khán giả có chị Tư thế, một ngừơi quen cùng xóm, ông bầu Công Tạo đang ngồi đòn kìm chờ hoài không thấy Tân Tiến ra sân khấu, có người đến báo: ''Nó thấy người quen nên mắc cỡ không dám ra hát Ông bầu ra lệnh: ''Cứ xô nó ra sân khấu''. Đáng lẽ ra sân khấu anh phải ca một lớp Nam xuân, một lớp Xàng xê rồi mới vô vọng cổ, nhưng bị xô ra bất ngờ, anh quên tuồng, vô thẳng vọng cổ luôn, không ngờ khán giả vỗ tay muốn vỡ rạp, trong đoàn khen quá xá. Sau đêm diễn, anh vẫn còn ngại không dám gặp ai thì chị Tư Thế về xóm đồn ầm lên: "Thằng Thiệu, con chú Ba Dần ca hay quá''. Gặp những người quen có coi anh hát đêm ấy, ai nấy đều khen, mời uống cà phê, ăn hủ tíu. Mấy ngày sau, anh khăn gói theo đoàn Tân Đô, hành trang là mấy bộ đồ cũ và một bộ vía mới may mấy chục đồng dành để đi học.
Theo đoàn hát, không dám uống cà phê chỉ uống sữa nước sôi, vậy mà cũng bị tắt tiếng, không thể hát được. Đoàn lên tới đình An Hòa, ở đường Hưng Phú - Quận 8, anh vẫn còn khàn tiếng, chán nản muốn về lại nhà, nhưng trong túi không còn tiền đành phải đem cái áo sơ mi mới may đi cầm với cái giá rẻ mạt, đủ mấy đồng tiền xe về tới Mỹ Tho...
Dù Minh Phụng đã mất cách đây đúng 3 năm, nhưng không ít bạn bè, đồng nghiệp vẫn nhớ nhiều chuyện về anh mà ít ai biết đến. Nó gần như là những giai thoại đẹp về anh kép điển trai bậc nhất của SKCLl. Chúng tôi tổng hợp những câu chuyện gởi đến quý bạn đọc để làm quà xuân trong dịp tết Nhân Thìn này, mời bạn đọc theo dõi.
* Gép tên 2 đứa cháu của người yêu thành nghệ danh:
Xưa nay không ít khán giả mộ điệu cho rằng do MInh Phụng thần tượng Minh Cảnh, ca giống MInh Cảnh rồi lấy nghệ danh có chữ Minh ở đầu cho giống Minh Cảnh, nhưng thật ra k phải vậy. Số là khi khởi nghiệp (năm 1961 ở đoàn Tân Tạo, lúc 17 tuổi) Minh Phụng lấy nghệ danh là Tân Tiến, năm năm tiếp theo anh thăng trầm ở 5 đoàn hát khác là : Hoàng Oanh, Hậu Tấn, Thanh Phương, Kim Chưởng, Thủ Đô rồi mới về điều quân cho sk đại bang Kim Chung và có điều kiện thăng hoa trở thành nghệ sĩ tài danh. Khoảng giữa thời gian thăng trầm này, Minh Phụng có người yêu đầu đời. Cô này có 2 đứa cháu nhỏ rất dễ thương thường quấn quýt bên anh mỗi khi anh đến thăm người yêu, đứa tên Minh đứa tên Phụng nêm anh ghép tên 2 đứa này để làm nghệ danh cho mình, kỷ niệm một cuộc tình đầu đời thơ mộng lãng mạn.
* Minh Phụng chém "vua Tao Đàn" Thanh Hải:
Đây là tai nạn nghề nghiệp lúc anh mới về đầu quân, hát kép nhì ở đoàn Kim Chung 1, lúc này "vua Tao Đàn" Thanh Hải đang ở thời kỳ đỉnh cao, hát kép chánh trên hấu hết các đoàn thuộc công ty Kim Chung (từ đoàn 1 đến đoàn 7). Trong một lần so kiếm gữa 2 nhân vật kiếm sĩ do Thanh HẢi và Minh Phụng đóng trên sàn diễn, dù có tập dợt trước nhưng trong một phút giây sơ xuất anh đã chém một nhát vào tay Thanh Hải đến tuôn máu và thành sẹo đến bây giờ. mỗi lần nhắc lại chuyện này ns Thanh Hải đều đưa ngón tay bị chém lỏm đến phân nữa ra nói: chuyện hát xướng luôn có những rủi ro k lường trước được, có lẽ đây là kỷ niệm đẹp giữa tôi và Minh Phụng sau non một năm đứng chung trên một sk. Lúc ấy thấy cậu ta xanh mặt, tôi đã trấn an và khuyên Minh Phụng đừng bận tâm. Sau này uồng cafe chung với nhóm ns Kim Chung do Minh Vương làm chủ xị, Minh Phụng thường nhắc đến chuyện ngón tay của tôi bị chém gần đứt rồi nở nụ cười cầu tài rất có duyên, làm tôi nhớ mãi một đứa em trong nghề!
* Nhiều ns hài diễn chung rất "ngán" Minh Phụng:
Không ít NS hài đã từng diễn chung với Minh Phụng rất "ngán" anh qua những câu nói mép, bỏ ngỏ rất có duyên khiến khán giả cười rần sau những giây phút sáng tạo đột xuất của anh. Phải là người có nghề vững, các ns hài này mới làm chủ lại được trên sàn diễn và tìm miếng đối đáp với Minh Phụng, nếu yếu nghề thì xụi lơ luôn, những ns hài có bản lĩnh hát chung trên sk với Minh Phụng như: hề Minh, hề Hoa Huyền (đoàn Kim Chung) Hiếu Liêm (đoàn Hương MùaThu) Tẩu Tẩu (tiếng hát quê hương Bến Tre) Giang Tâm (đoàn Trần Hữu Trang 1) Khả Năng, Phi Thoàn (đoàn Văn Công TPHCM) .... thường mỗi khi Minh Phụng nói mép họ đều tung hứng rất hay để tạo khán giả những tràng cười thật thú vị
* Minh Phụng có em nuôi là ..."người dơi":
Cũng giống như nam tài danh Minh Cảnh có em nuôi là Lê Vũ Cầu xuất thân là một trẻ bụi đời lang thang trên đường phố, Minh Phụng cũng có 1 người em kết nghĩa dạng này là ....Bat-man(người dơi) k biết tên thật anh này là gì nhưng sau khi được Minh Phụng đưa vào hát cho làm hậu đài, vệ sĩ đánh võ và đu bay, trong một lầm làm caccadeur hóa thân vai người dơi (trong vở Kiếm Sĩ Dơi) anh này được người trong đoàn gọi chết tên là Batman. Tuy là em nuôi, được Minh Phụng và Kiều Tiên cưu mang nhưng đôi lần Batman làm phật lòng Minh Phụng, dù vậy anh vẫn tha thứ và kêu về sống chung cho đến khi anh mất. Hiện Batman đang đi làm ngoại vụ cho một số đoàn tạp kỷ ở tỉnh nhưng gần đây sức khỏe batman sa sút nhiều. Hòan cảnh batman k may mắn như Lê Vũ cầu hiện anh đang sống cô độc một mình trong cảnh nghèo nàn bệnh tật. Nhiều lần Y Phụng về nước rồi Kiều Tiên đều giúp đỡ nhưng cảnh khổ của Batman vẫn còn dài dài. Rất mong những đơn vị từ thiện trong giới giúp Batman có tiền điều trị bệnh.
* Lệ Thủy massage cho Minh Phụng:
Đây là câu chuyện có thật 100% do chính Lệ Thủy kể lại. Từ năm 2000 trở về sau sức khỏe Minh Phụng giảm sút nghiêm trọng do biến chứng của tiểu đường gây ra. Theo Lệ Thủy kể thì vào khoảng thập niên năm 2000 Minh Phụng cùng chị diễn chung ở đoàn Trần Hữu Trang 2, lần ấy Kiều Tiên bận chuyện nhà nên Minh Phụng k đi xe riêng mà đi chung xe với Lệ Thủy, lưu diễn ở miền Trung. Hôm đó xe chở tôi và Minh Phụng từ Quy Nhơn đến thị trấn Phú Phong (Tây Sơn- Bình Định) để diễn vở "vợ tạm chồng hờ" xe đang đi giữa đường thì bỗng nhiên Minh Phụng xỉu. Sợ ảnh mất dọc đường nên tôi quýnh quáng chế hết 2 chai dầu xanh Thái Lan lên đầu ảnh rồi cạo gió, masage 1 hồi ảnh mới tỉnh lại. Những ngày cuối đời của Minh phụng tôi thường xuyên có mặt ở giường bệnh để an ủi, động viên ảnh lạc quan mà sống. Tiếc rằng ảnh đã ra đi hơi sớm khi vẫn còn nhiều hoài bão cho sk. Càng tiếc hơn ngày Minh Phụng mất tôi lại k dành trọn vẹn thời gian để tiễn đưa một người bạn diễn tâm đắc về nơi an nghỉ cuối cùng vì đã lỡ hợp đợp đồng trước 1 số show ở nước ngoài. Tôi hóa trang làm mặt cho Minh Phụng lần cuối rồi thẫn thờ trước linh cữu của anh cho đến lúc người nhà giục tôi ra sân bay cho kịp chuyến bay.....
* Minh Phụng bị cấm hát vì.... đóng vai ác :
Trong quá trình làm nghề, ngoài những vai kép mùi hoặc độc mùi, các vai tính cách.... những vai độc mùi của anh thường cái ác k xuyên suốt vở diễn, chỉ ở đoạn đầu, về cuối thì cái chất độc ác mất dần rồi chuyển qua mùi. Có thể kể đến một số vai dạng này như: "Trần Vinh (gánh cỏ sông Hàn) Hai Lộc (con cò trắng) Thành cát Tư Hãn (gió giao mùa, trong vở này có thời gian Minh Phụng chỉ đóng vai mùi là Cổ Gia Trường, khi ns Phương Bình về đoàn Kim Chung 2 thì Minh Phụng chuyển qua đóng vai Thành Cát Tư Hãn còn Phương Bình vào vai Khổ Gia Trường) Tony Done (Hoa Thiên Lý) .... với khán giả thì họ thích sự đa dạng trong các vai diễn của Minh Phụng, có 1 lần Minh Phụng lại khổ với vai độc mùi mà mình diễn, nhưng k phải từ khán giả mà do hội đồng duyệt tuồng ở địa phương của miền Trung. Số là vào cuối năm 1978 đoàn tiếng hát Quê Hương- Bến Tre do MInh Phụng -Kiều Tiên làm bầu về diễn ở rạp Tân Quang (Nha Trang- Khánh Hòa) vở Hoa Thiên Lý -Minh Phụng đóng vai độc mùi Tony Done được khán giả rất yêu thích, cứ anh xuất hiện là khán giả vỗ tay khen ngợi, trong khi một ns trong đòan đóng vai cán bộ cách mạng thì k được hưởng ứng như vậy, nên hội đồng duyệt tuồng địa phương k cho đoàn diễn nữa vì họ cho rằng tuồng diễn như thế là phản tác dụng(?) báo hại đoàn phải hội ý, khuyên Minh Phụng phải đổi vai làm cán bộ còn anh kép kia đóng vai Tone Done. Như thế hội đồng duyệt địa phương mới cho ...hát. Thật hết biết hội đồng này có một k hai!
* Minh Phụng thường cạo đầu ăn chay khi đóng các vai trong tuồng Phật:
Anh là một số nhiều ns mộ đạo Phật. Anh quy y tam bảo từ nhỏ tại chùa Huệ Quang (Thốt Nốt- Cần Thơ)với pháp danh là Thiện Ngộ. Dù rất bận lưu diễn khắp nơi nhưng hành quý anh đều danh thời gian để về chùa này làm công quả, tụng kinh từ đêm cho tới sáng. Khi nhận tham gia các vở tuồng Phật như vai nhà sư Tam Tạng trong vở Tây Du Ký, Minh Phụng đã cạo đầu và ăn chay suốt tháng.
* Minh Phụng rất thích ăn khoai lang:
Nếu so với Lệ Thủy rất thích ăn những món ăn dân dã như: bắp, khoai lang, đậu phộng, chuối chiên... thì Minh Phụng chỉ thích mỗi khoai lang. Buổi chiều anh k ăn cơm mà chỉ dùng 2 củ khoai lang nướng hoặc luộc rồi đi hát. Tối về Minh Phụng mới ăn cơm rồi ngủ. Thời gian nghĩ giải lao giữa vở diễn anh hay ăn mía ghim. Anh bảo ăn mía ghim cho đỡ buồn miệng và có nhiều kalo để hoạt động. Không biết có phải do ăn các chất có lượng đường và tinh bột nhiều mà sau này Minh Phụng bị bệnh tiểu đường hay chăng? Chứ với ns có lối sống mẫu mực tiết chế kiêng khem đủ thứ: k uống rượu, k cafe, k thuốc lá .... lại thường xuyên chơi thể thao (đá banh, đanh tennis, cầu lông..) mà mắc bệnh tiểu đường như Minh Phụng quả là chuyện lạ
* Minh Phụng chơi guitar cả tân lẫn cổ đều tốt:
Khán giả thường biết đến Minh Phụng là anh kép cải lương điển trai bậc nhất mà báo gới thường so sánh anh với 2 mỹ nam nỗi tiếng thời xưa của Trung Quốc là Phan An- Tống Ngọc, ca hay , diễn giỏi, nhưng ít ai biết anh còn biệt tài là chơi đàn cả tân lẫn cổ đều tốt. Sỡ dĩ anh có khả năng này là do lúc nhỏ anh đi bán bánh mì dạo để phụ lo gia đình, được một nhạc sư ở Mỹ Tho truyền nghề. Khi thành danh, một lần di diễn ở đoàn tạp kỹ, k có đờn cổ anh và em vợ là ns Điền Thanh (nhạc công ở đoàn Kim Chung 5, trước giải phóng) cùng Kiều Tiên diễn trong trích đoạn Lâm Sanh- Xuân Nương, anh phải nhờ ban tổ chức mượn giúp một cây guitar rồi anh chuyển dây tân sang cổ để đờn cho lớp diễn. Khi Minh Phụng diễn với Kiều Tiên thì Điền Thanh đờn và ngược lại. Khán giả có một phen bất ngờ và thú vị.
* Minh Phụng "gom" hết cầu thủ bóng đá vào đoàn hát:
Ngoài quần vợt, cầu lông thì bóng đá là một môn thể thao mà Minh Phụng cũng rất thích. Anh chơi khá tốt vai tiền đạo cánh trái của đội bóng ns Miền Nam trước giải phóng (cánh phải do ns Thành Được đảm nhiệm, còn trung phong là danh hài Bảo Quốc. Vị trí trung vệ là do kép chánh Phương Thanh-nay đã định cư ở Pháp. Đảm nhận thủ môn là do ca sĩ Nhật Trường, tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh bắt chính) Sau giải phóng khi lập đoàn cl Tiếng Hát Quê Hương- Bến Tre, Minh phụng cũng tổ chức đội bóng do anh làm thủ quân (đội trưởng). Đoàn hát đi tới đâu đều tổ chức thi đấu giao hữu để gây thiện cảm với khán giả địa phương. Có nhiều trận đội thi đấu với các tuyển thủ cấp tỉnh có biểu diễn văn nghệ nên khán giả đi xem rất đông. Qua các trận đấu nhiều cầu thủ ở địa phương chơi tốt đều được Minh Phụng mời về đội bóng của mình, vừa đá bóng vừa làm các công việc chuyên môn của sân khấu như: soát vé, đánh võ, đồ dữa, hậu đài, âm thanh, ánh sáng, kéo micro.... để anh em có thêm thu nhập. Một số cầu thủ chơi hay ở đội bóng nsTP hiện nay đều do Minh Phụng tuyển về như: Long, Phi, Thiết, Giang, Mười, Tú.... có người hiện nay là nhân viên của nhà hát Trần Hữu Trang, rạp Hưng Đạo, rạp Thủ Đô.... họ k quên ơn anh năm Minh Phụng đã có công đưa họ từ chỗ bấp bênh về với SK với những việc làm ổn định như hiện nay!!!
Cho đến tận phút cuối ở giường bệnh, sắc diện của Minh Phụng vẫn tươi tắn lạ kỳ. Bệnh tiểu đường, tim mạch hành hạ ông bao nhiêu năm nhưng tổ nghiệp vẫn không lấy đi cái sắc vóc ấy, hơi ca ấy, cho nên hôm nào rời giường bệnh là ông đi hát liền, cứ như phép lạ. Cô con gái Y Phụng định cư bên Mỹ, dư sức báo hiếu, nhưng ông không bỏ hát được, vẫn chạy sô các tỉnh, rồi chạy qua Đầm Sen, rạp Hưng Đạo. Thậm chí trong những lúc mê sảng vì bệnh ông cũng đòi lên sân khấu: “Cô y tá ơi, pha sữa lẹ lẹ lên để tôi còn đi diễn. Lệ Thủy, Bạch Tuyết chờ tôi kìa”. Rồi ông gọi vợ: “Em lấy cây kiếm cho anh, chị Thủy, chị Tuyết đang chờ!”. Vợ ông, nghệ sĩ Kiều Tiên lay chồng: “Đây là bệnh viện mà anh!”. “Không, anh khỏe rồi, sẽ làm trích đoạn Mùa thu lá bay với chị Tuyết”.
Vậy đó, lúc nào tình yêu sân khấu cũng cuồn cuộn trong ông.
Khó ai ngờ cái sân khấu đầu tiên Minh Phụng biểu diễn chính là nhà của mấy bà... mua bánh mì. Hồi nhỏ nhà nghèo, ông phải phụ mẹ mua cá đem ra chợ bán nuôi 9 anh em. Rồi ông lấy mối bánh mì đi bán dạo thêm mỗi sáng. Mấy bà, mấy cô biết thằng nhỏ ca hay nên bắt phải ca một vài câu vọng cổ rồi mới chịu mua. Thường bán hết rổ bánh thì đã trễ giờ học. Thầy giáo thương cậu học trò học giỏi mà sao cứ đi trễ hoài, hỏi chuyện mới biết, thế là không phạt nữa. Lớn lên, vì trốn lệnh tổng động viên của chính quyền Sài Gòn nên ông “lủi” vô gánh hát, đâu ngờ sau này trở thành người nổi tiếng.
Chính vì thế, khi đã thành “sao” ông vẫn giữ nguyên tấm lòng nhân ái của thuở cơ hàn. Nghệ sĩ Kiều Tiên kể: “Đứa nhỏ nào bán bánh mì, khoai lang, bánh tét, hàng rong, vé số đi ngang mời mua, anh cũng mua hết. Và anh dạy tụi nó: Các cháu ráng phấn đấu, đừng nản chí, đừng làm bậy; chú cũng từ cái nghèo mà đi lên. Hồi sau giải phóng anh có làm trưởng đoàn cải lương ở Bến Tre, thương anh em lắm, bởi anh nhớ hồi xưa mình cũng nghèo như vậy”.
Nhưng có một điều ngạc nhiên là ông không hề có những thú vui nghệ sĩ như nhiều người khác mà lại có một đời sống gần như chuẩn mực. Nghĩa là không hút thuốc, không uống rượu, rảnh thì đi đánh tennis, đi chùa. Ông quy y từ nhỏ tại chùa Huệ Quang (Thốt Nốt, Hậu Giang) với pháp danh Thiện Ngộ, thỉnh thoảng có vào chùa tụng kinh. Lớn lên cũng thích làm bạn với quý sư thầy. Sinh nhật ông mới đây, thấy chụp ảnh toàn là chư tăng. Đám tang của ông cũng do chư tăng lo liệu giùm hết, vợ con đỡ phần lúng túng.
Không chỉ sống điều độ, ông còn là một người cha hết lòng với con cái. Nhớ có lần ghé Nhà hát Trần Hữu Trang, gặp Minh Phụng đang tập tuồng với các bạn, tôi buột miệng: “Trời, năm mươi mấy tuổi rồi mà còn “đẹp trai lồng lộng” vậy ta?”. Minh Phụng cười: “Đẹp gì cô ơi! Tui đang rầu mấy đứa con đây nè. Sao nó ham chơi quá, hổng tập trung vô sự nghiệp”. Rồi ông kể một thôi một hồi về “mấy đứa nhỏ” y như mấy bà mẹ ở nhà. Trong mắt ông hình như con cái vẫn còn bé bỏng, và người cha ấy vẫn muốn trải lòng ra che chở cho con.
Quả thật sau này các con của ông đều thăng tiến trong nghề và lo báo hiếu chu đáo. Diễn viên Y Phụng khóc: “Tôi đem cái đĩa mới thu âm về cho ba nghe để ba chỉnh sửa giùm, không ngờ... Album nào của tôi cũng có ba chọn bài, chọn bạn diễn phù hợp, có khi còn đặt tác giả viết riêng cho tôi hát. Ba dạy tôi luyến láy, chẻ nhịp cho điệu nghệ. Vui nhất là mỗi năm ba đều sang Mỹ hát chung với tôi, rồi thu đĩa chung”. Nhưng Y Phụng không ngờ chuyến về Việt Nam lần này lại là lần cuối cô nhìn thấy mặt cha. Linh cảm cha con đã xui khiến cô quyết giành cho được chiếc vé máy bay khan hiếm giữa mùa này để trở về. Và giờ đây dù không còn nhận được sự chỉ dạy của “người thầy” đặc biệt ấy nữa, nhưng cô tự hứa sẽ cố gắng làm nghề tốt hơn để nơi chín suối, cha mình có thể nở nụ cười mãn nguyện...
Năm 1961, nghệ sĩ Minh Phụng là kép chánh của đoàn Thanh Phương. Sau đó ông chuyển sang hát cho rất nhiều đại bang như Mây Tần, Thủ Đô, Kim Chung... và nổi tiếng trong các vở Máu nhuộm sân chùa, Đêm lạnh chùa hoang, Kiếp nào có yêu nhau, Xin một lần yêu nhau, Mùa thu lá bay... Sau giải phóng, Minh Phụng làm Trưởng đoàn cải lương Quê Hương của tỉnh Bến Tre, rồi chuyển công tác về Nhà hát Trần Hữu Trang, đoàn Văn công TP.HCM, đoàn Phước Chung, Hương Mùa Thu. Các vai đặc sắc của ông là đại úy Ralp (vở Hòn đảo thần vệ nữ), trung úy Ngọc (Cây sầu riêng trổ bông)...
Minh Phụng từng đoạt huy chương vàng Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1993 với vai thầy giáo trong vở Thị trấn đêm đông cũng trong năm này, ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Hàng ngàn khán giả đến viếng NSƯT Minh Phụng
Trong ba ngày, từ chiều 29-11 đến trưa 1-12, hàng ngàn khán giả đã đến viếng linh cữu NSƯT Minh Phụng.
Con hẻm 791 Trần Xuân Soạn, quận 7 - TPHCM trở nên quá tải vì những đoàn xe từ các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Dương, Bình Phước... đến viếng đám tang người nghệ sĩ đã cống hiến cả cuộc đời cho sân khấu.
Gia đình nghệ sĩ Kiều Tiên đã được sự giúp đỡ của lực lượng dân quân tự vệ, Công an phường Tân Hưng, quận 7 - TPHCM để bảo vệ trật tự. Tuy nhiên, trong đêm 30-11, đám đông đã vây kín con hẻm, khiến nhiều nghệ sĩ không thể vào viếng linh cữu NSƯT Minh Phụng. NSƯT Mỹ Châu, Ngọc Đáng, nghệ sĩ hài Hồng Tơ... phải đứng chờ bên ngoài cầu Rạch Ông nhiều giờ liền mới vào đến nhà NSƯT Minh Phụng.
Theo kế hoạch của gia đình, lễ động quan sẽ được tiến hành sớm hơn hai ngày (ngày 4-12) vì ca sĩ Y Phụng (định cư theo chồng tại Mỹ) đã về nước, kịp nhìn mặt cha lần cuối. Nghệ sĩ Tiểu Phụng (con riêng của NSƯT Minh Phụng với nghệ sĩ Diệu Huê) đang sinh sống tại Mỹ không về được do không mua được vé máy bay. Trong số các lẵng hoa viếng NSƯT Minh Phụng có nhiều lẵng hoa của các nghệ sĩ, ca sĩ hải ngoại và khán giả kiều bào ở các nước: Mỹ, Anh, Úc, Pháp... Có thể nói tình cảm của công chúng đã dành cho một nghệ sĩ được mệnh danh là "Hoàng tử sân khấu cải lương – Minh Phụng" đã làm cho gia đình phần nào vơi bớt niềm đau xót trước sự ra đi của anh.
Đêm 03-12-08 Số lượng người viếng thăm NSUT Minh Phụng vẫn tăng lên.Em đã có mặt tai đay lúc 10h số lượng người có lẽ đã vượt wa 2000 ngàn, phải chen lấn xô đẩy nhưng vẫn ko thể vào đc gần cánh cửa:Cry:. Không khí ở đây nghẹt thở đến kinh ngạc sự nóng nực vẫn lan tỏa nhưng mọi người vẫn hy vọng đc nhìn thấy các nghệ sĩ đến thăm viếng.Mặc dù lực lượng CS và Phường đội TânHưng đã đều động hết sức nhưng viêc xô dành nhau chen lấn vào nhà NS Minh Phụng khiến cho các nghệ sĩ khác khó khăn mới vào vào đc(Lúc nãy khoảng 9h30 có 1 người dân wa' kick động chen vào nhà đã bị CS đập 1 cái chấn thương chân......)Đêm nay là đêm cuối cùng cho nên số lượng ngừoi đến sẽ rất đông.Từ ngoài đường hẽm( vô nhà NS MinhPhụng khoảng 500m số lượng người ngồi chờ đợi và xem mặt các nghệ sĩ đa đầy chỗ và chật chội.Tới đây em đã bị 1 đám đông xô đẩy ra ngoài hjc (đức đôi dép mới mua....)Theo thông tin lễ động quan bắt đầu lúc 6h sáng ngày 4/12/2008.
Cậu bé Nguyễn Văn Hoài (nghệ sĩ Minh Phụng sau này)nhà nghèo với mười anh chị em, ban ngày đi học, bốn giờ sáng phải dậy để ra chợ bán cá, bán khóm, bán bánh mì phụ đỡ Mẹ hiền. Nghề gì cực khổ nhất cậu bé cũng đã trải qua. Có khi sáng dậy tới trường Trương Công Định trễ, bị thầy giáo bắt quỳ dưới cột cờ, nước mắt chan hòa. Mỗi chiều đi học về, cậu bé còn phải đi bán phụ thêm đậu rang, bánh chuối... Thấy nhóm người nào họp lại hát ca cải lương tài tử, đàn địch um xùm là cậu buông mọi thứ để chúi người vào thưởng thức. Thấy thằng bé mặt mày đẹp trai, ngoan ngoãn… nhiều bác, nhiều chú cho vào ngồi ké nghe. Oâi tiếng đàn bầu, đàn kìm nghe ảo não nhưng tình tự làm sao. Và khi tiếng vọng cổ của chú Tư Xuân hàng xóm cất lên rồi dứt, cậu cùng bà con trong xóm vỗ tay rầm rầm. Cậu bé Hoài còn giỏi về ca tân nhạc. Lúc đó là thời của nhạc Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết với Trăng Rụng Xuống Cầu, Khúc Ca Ngày Mùa… được giới bình dân hát nguyên bản, hát đổi lời... ở mọi nơi mọi chỗ. Hoài hát giỏi, mặt duyên dáng… nên mỗi lần hàng xóm tổ chức “hùn” ăn cháo gà rồi sau đó trống kèn ca hát, cậu bé lúc nào cũng được mời trước nhất. Nhớ nhất là những ngày bán ế, người chung quanh biết tài hát hay của Hoài bèn nói “Mày hát đi, hát rồi tụi tao mua cho”. Thế là hát, và bán được thêm hàng.
Hoài có khiếu về nhạc, chỉ mười ba tuổi, nghe trên đài phát thanh nhà kế bên, cậu bé thuộc hết mấy bài ca của Thanh Hải, Hữu Phước hoặc của Uùt Bạch Lan, Uùt Trà Oân, các bài Gánh chè khuya, Tình anh bán chiếu, Tấn Quỳnh khóc bạn, Em bé bán trà... Cậu bé thuộc từng lời từng chữ bài ca nhuyễn nhừ hơn cả bài học hàng ngày. Những ngày trong trường Nguyễn Đình Chiểu của thành phố Mỹ Tho sắp nghỉ lễ, thầy giáo tổ chức văn nghệ ca hát giữa các em trong lớp với nhau, lúc nào Nguyễn Văn Hoài cũng là người đầu tiên được mọi người đề cử lên hát. Lúc này, buổi chiều đi học về, Hoài tranh thủ chạy ra sân banh quần vợt làm thêm nghề lượm banh, vì kiếm thêm tiền một phần, nhưng chính là để nhìn tận mặt cầu thủ kiêm danh ca Hữu Phước xách vợt vào sân. Thời đó, đầu thập niên 60, những tên tuổi Uùt Trà Oân, Hữu Phước... là những tên tuổi thần tượng lẫy lừng trong lòng cậu bé Hoài, và nếu được có cơ hội gặp gỡ ngoài đời dù chỉ là giây phút, quả là một hạnh phúc vô bờ.
Trong suốt thời gian được góp mặt, góp tiếng đó đây… cậu bé Nguyễn Văn Hoài may mắn quen được soạn giả Hương Huyền. Nhân cơ hội đoàn Tân Đô đang tập tuồng ở đình Điều Hòa, cậu ngỏ ý đi theo đoàn hát. Sau khi nhìn sắc vóc, diện mạo lẫn thử tiếng ca... soạn giả Hương Huyền vui vẻ đưa Anh đến gặp ngay ông bầu Công Tạo. May mà lúc này đoàn Tân Đô đang tập tuồng Bến Tang Thương cần vai một ông sư. Vai nhà sư này Anh không thích lắm nhưng miễn sao được lên sân khấu là hạnh phúc lắm rồi. Và buổi diễn đầu tiên của “nhà sư” Minh Phụng với vở Bến Tang Thương, Anh còn nhớ như in là tại rạp Viễn Trường (Mỹ Tho) năm 1962, lúc Anh vừa tròn 17 tuổi. Lúc đó, Anh đang quen với người bạn gái rất dễ thương, để lấy lòng nàng, Anh đặt nghệ danh đi hát cho mình bằng tên hai đứa cháu của cô bạn gái. Một người tên Minh, một kẻ tên Phụng... từ đó nghệ danh Minh Phụng theo Anh suốt 43 năm trời dài đăng đẳng.
Sau Tân Đô, cuộc đời đưa đẩy Minh Phụng đến với những đoàn hát nhỏ khác như Hoa Thảo – Hậu Tấn, rồi đoàn Thanh Phương. Phút giây Anh không thể nào quên với đoàn Thanh Phương là khi được giao vai chánh – dũng sĩ Ai Dũng Phương – một chàng trai Ai Cập – trong vở tuồng Bên Cầu Định Mệnh. Giọng ca lanh lảnh cao vút và nét đẹp trai của kép mùi Minh Phụng đã thu hút người đến xem tuồng này mỗi đêm càng nhiều.
Đầu năm 1964, Minh Phụng luân lưu về đoàn Quốc Việt, và thời gian ở đoàn này, Anh đã quen và yêu thầm cô đào hát Kiều Tiên. Có một cây viết văn nghệ kịch trường thuật lại sự kiện này như sau: “Hồi tuổi 20, tánh Minh Phụng nhút nhát, chỉ lén nhìn Kiều Tiên diễn trên sân khấu, vì Anh chuyên đóng vai lão, còn chị đóng vai đào; giỏi lắm chỉ dám hỏi thăm chuyện gia đình hoặc bàn bạc về vai diễn. Mưa dầm thấm lâu, tình yêu bén rễ. Năm đó chị 17 tuổi, tóc để ngang vai, nụ cười xinh xắn, nét mặt hồn nhiên… Minh Phụng yêu Kiều Tiên bởi tính thông minh, học đâu nhớ đó, thầy tuồng chỉ nói qua một lần là chị làm được. Đến cuối năm 1964, Anh được gánh đại bang Thủ Đô của ông bầu Ba Bảng mời về hát. Đối với một kép hát vô danh như Minh Phụng lúc đó, được bầu gánh đại bang mời là niềm tự hào. Không dám báo cho ai biết, vì nếu bầu của đoàn Quốc Việt biết sẽ làm khó làm dễ, anh lén trốn đi. Hôm đưa tiễn gặp nhau, Kiều Tiên khóc thật nhiều khi nghe anh hứa chừng nào nổi tiếng anh sẽ về cưới chị. Nhưng rồi lời hẹn thề giống như một cơn mưa. Những năm tháng phấn đấu với nghề hát, Minh Phụng đã có một mối tình khác trong khi chị Kiều Tiên vẫn ở vậy. Lúc đó, Anh không giấu được tâm hồn xao động mỗi khi có người nhắc đến Kiều Tiên, song hoàn cảnh và duyên số đã cuốn Anh đi đến cuộc hôn nhân với một người nghệ sĩ khác (nghệ sĩ Diệu Huê) và có 3 mặt con với cuộc tình này”.- Tiểu Phụng là con gái lớn
Đến cuối năm 1964, sau khi rời đoàn Quốc Việt, một bước nhảy vọt khá xa khi tên tuổi kép Minh Phụng lọt vào mắt ông bầu Ba Bảng – chủ nhân đoàn Thủ Đô, một đại ban nổi tiếng ai ai cũng biết. Chỉ cần xuất hiện vài đêm trong vai chánh những vở Sầu Quan Aûi, Hoa Chiều Hương Muộn, Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ, Mây Trôi Về Phương Cũ... tên tuổi Minh Phụng lên như diều gặp gió. Và tất nhiên, Anh sẽ là đích nhắm trên đường tìm tòi các tài năng của các ông bà bầu uy tín nhất lúc bấy giờ của các sân khấu cải lương miền Nam.
Thời điểm đó, đoàn Kim Chung của bầu Long tạo dựng được 5 đoàn, vừa hát ở Sài Gòn, vừa đi trình diễn ở các tỉnh miền Nam và Trung. Chỉ cần nhìn thấy sắc diện, và nghe làn hơi cao vút của Minh Phụng, không cần suy nghĩ, bầu Long đã hạ bút ký một hợp đồng dài hạn cho Anh. Các vai chánh đều giao cho Anh, và lần lượt Minh Phụng sánh vai cùng những người bạn diễn rất nổi tiếng như Uùt Bạch Lan (tuồng Trinh Tiết Một Loài Hoa), Mỹ Châu (Bích Vân Cung Kỳ Aùn), Diệu Hiền... và đến thời điểm 1970, khi đóng cặp với Lệ Thủy trong những vở Xin Một Lần Yêu Nhau, Kiếp Nào Có Yêu Nhau... tên tuổi Minh Phụng đã ở trên một đỉnh cao chót vót của nghệ thuật.
Trên mười năm làm mưa làm gió ở các sân khấu cải lương miền Nam, Minh Phụng đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong các vở tuồng hương xa như Xin Một Lần Yêu Nhau, Hỏa Sơn Thần Nữ, Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Băng Tuyền Nữ Chúa… mà ấn tượng nhất là vai “Aùo Vũ Cơ Hàn” trong vở Tâm Sự Loài Chim Biển của soạn giả Yên Lang.
Năm 1976, mái ấm gia đình Minh Phụng tan rã bởi một vài biến cố cuộc đời. Minh Phụng tham gia đoàn Hương Mùa Thu của ông bầu Thu An, soạn giả của những vở tuồng nổi tiếng Con Cò Trắng, Gánh Cỏ Sông Hàn… Thời gian này, Kiều Tiên cũng tình cờ được mời về gánh hát này và đến cuối năm 1977, hai người mới chính thức chung sống với nhau, và hơn một năm sau, bé Y Phụng ra đời.....
Đôi vợ chồng nghệ sĩ Minh Phụng - Kiều Tiên -
Năm 1994, nghệ sĩ Minh Phụng mướn xác gánh hát Hương Mùa Thu, lập lại đoàn hát Hương Mùa Thu với thành phần diễn viên như Minh Phụng, Linh Cảnh, Kiều Tiên, Bảo Ngọc, Ngọc Cẩm Thúy, Vương Bình, Thanh Phú, Điền Tử Lang, Thanh Thủy, Ngọc Ánh, Diệu Thanh, hề Giang Tâm, Đoàn Hương Mùa Thu của Minh Phụng diễn ở tỉnh Minh Hải (tức Cà Mau) và các quận huyện lân cận.
Sau đó nghệ sĩ Minh Phụng đổi bảng hiệu Hương Mùa Thu thành đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng. Thành phần đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng có thêm các diễn viên Bích Hạnh, Chí Hải, Bảo Trân, Bảo Chiêu, Hồng Ngọc, Ngân Thanh.
Từ năm 1996 trở về sau này, các gánh hát thua lỗ, ít khán giả xem hát cải lương nên nhiều đoàn hát phải giải tán hoặc treo bảng hiệu, tạm ngưng hoạt động. Đoàn hát Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng cầm cự, kéo dài đến qua năm 2000, rồi gánh hát cũng phải ngưng hát. Nghệ sĩ Minh Phụng đã thua lỗ khá nhiều cho đoàn hát, sau đó anh bị bịnh phải vô bệnh viện mổ tim, rồi bị bịnh thận, tưởng là không sống sót.
Nhờ sự tận tâm cứu trị của các bác sĩ, Minh Phụng có thể tham gia hát cải lương nhưng không còn phong độ như xưa nữa. Anh có dịp xuất ngoại, gặp lại hai con gái Tiểu Phụng và Y Phụng.
Tiểu Phụng và Y phụng vẫn sống được với nghề ca sĩ tân nhạc. Hai cô khi có dịp cũng hát cải lương, ca vọng cổ để cống hiến cho khán giả ái mộ.
Cô Y Phụng đã nổi danh minh tinh màn bạc, đã đóng vai chánh nhiều phim nhựa, đã nổi danh ca sĩ. Tiẻu Phụng và Y Phụng đều có chồng ở Hoa Kỳ nên hai cô theo chồng về Hoa Kỳ sinh sống.
Minh Phụng và Y Phụng có song ca bản tân cổ giao duyên Tương Phùng Nơi Xứ Lạ, sáng tác của soạn giả Yên Lang ở San José, Hoa Kỳ.
- Minh Phụng với nghệ sĩ Diệu Huê có với nhau ba người con, trong đó có Tiểu Phụng (sinh năm 1970) là con gái đầu lòng. Vậy hai người con còn lại, em của Tiểu Phụng, là ai vậy?.
- Minh Phụng với nghệ sĩ Kiều Tiên có với nhau một người con, đó là Nguyễn Võ Kiều Mỹ Thể (tức ca sĩ Y Phụng). Y Phụng sinh vào năm 1977, chứ đâu phải vào năm 1978?.
- Được biết trước đây nghệ sĩ Kiều Hoa cũng có về cộng tác hát chung với Minh Phụng - Kiều Tiên nữa mà!.
- Sau 1975, Minh Phụng hát trong vở diễn Gánh Cỏ Sông Hàn của đoàn Hương Mùa Thu với vai gì vậy?, diễn chung với Ngọc Hương (vai Oanh Kiều), Bích Hạnh (vai Thùy Dung), Hoài Thanh (vai Lê Dinh).
Năm 1993, vợ chồng nghệ sĩ Minh Phụng - Kiều Tiên có hợp tác với hãng phim Bến Nghé bỏ vốn làm phim vidéo dài 2 tập Bên Dòng Sông Trẹm của nhà văn Dương Hà, do Lê Dân và Phạm Việt Thanh làm đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của: Lý Hùng, Y Phụng (vai Mỹ Lan), Lê Công Tuấn Anh, Lê Tuấn Anh, Hồng Đào, NSND Lê Khanh, Quốc Việt. Hồi xưa, nghệ sĩ Kiều Tiên đã từng diễn vai Mỹ Lan trong vở diễn cải lương Bên Dòng Sông Trẹm.
Đáng lẽ chú rể đứng bên cạnh Y Phụng là Lý Hùng mới phải!. Bởi vì nam tài tử điện ảnh điển trai Lý Hùng & Y Phụng đã có thời gian yêu nhau tới bốn năm, nhưng rồi họ có duyên chứ không có nợ. Y Phụng mà lấy Lý Hùng thì bây giờ Y Phụng vẫn còn ở Việt Nam, về làm dâu gia tộc Lý Huỳnh.
Nếu báo giới Sài Gòn đặt cho anh và Lệ Thủy nghệ danh Cặp bão biển đang dâng cao (thời hai nghệ sĩ còn hát chánh cho công ty Kim Chung), thì đến nay, ở tuổi 64 anh vẫn là cánh chim vượt bão không đơn lẻ. Mỗi chương trình có anh đều có đông khán giả, sự hiện diện của anh đã góp vào chương trình những điểm sáng nổi bật. Bên cạnh Bạch Tuyết anh đóng vai Trần Nhân Tông, bên cạnh Lệ Thủy anh tái diễn vai Tần Lĩnh Sơn thật hào hùng, chính khí. Chính tình thương của khán giả đã tiếp thêm nghị lực để anh giữ được phong độ và chất thanh xuân qua mỗi vai diễn.
NS Minh Phụng cho biết: “Tôi sẽ hát đến hơi thở cuối cùng. Căn bệnh suy thận hiện nay buộc tôi phải 3 ngày trong tuần đến bệnh viện để lọc máu, nhưng tôi vẫn hết sức lạc quan, vì bên tôi vẫn còn đồng nghiệp, khán giả yêu mến mình”.
NSƯT Minh Phụng lại nhập viện
Sáng 16/11, gia đình NSƯT Minh Phụng đã đưa anh vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vì ngón chân cái và út của bàn chân trái bị hoại tử. Được biết lần này các bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật tháo khớp hai ngón chân của anh.
Sau lần giải phẫu tim vào năm 2005, anh phải điều trị dài hạn chứng bệnh suy thận, lần này các bác sĩ chuyên khoa đã yêu cầu gia đình phải ngưng hẳn việc biểu diễn của Minh Phụng để tiến hành việc giải phẫu tháo khớp hai ngón chân đã bị hoại tử của anh nhưng Minh Phụng vẫn tiếp tục tham gia biểu diễn.
Suất diễn gần nhất trước ngày anh nhập viện là chương trình chuyên đề sân khấu của NSƯT Ngọc Đáng. Nghệ sĩ Kiều Tiên cho biết: “Trong đêm diễn của chị Ngọc Đáng, ban tổ chức phải kéo màn lại sau trích đoạn Xin một lần yêu nhau, vì chân của anh quá đau không thể di chuyển vào cánh gà”.
Sau thời gian dài đấu tranh với bệnh tật, sáng ngày 29/11/2008, NSƯT Minh Phụng đã ra đi vĩnh viễn tại bệnh viện Chợ Rẫy.
NSƯT Minh Phụng tên thật Nguyễn Văn Hoài, sinh năm 1945 tại Mỹ Tho. Lúc đầu bước vào nghề Nguyễn Văn Hòa lấy nghệ danh Tân Tiến, khi vào đoàn hát Thanh Phương đã lấy nghệ danh Minh Phụng từ đó đến nay.
Nhờ sắc vóc đẹp trai và giọng hát truyền cảm, nghệ sĩ Minh Phụng trở thành kép chính của nhiều vở cải lương, diễn cùng nhiều nữ danh ca nổi tiếng hàng đầu như Kiều Tiên, Út Bạch Lan, Diệu Hiền, Mỹ Châu, Lệ Thủy...
Minh Phụng nổi tiếng qua các tuồng Bóng hồng sa mạc, Tâm sự loài chim biển, Xin một lần yêu, Kiếp nào có yêu nhau... Nhiều bài vọng cổ do nghệ sĩ Minh Phụng thể hiện được nhiều thế hệ yêu thích như An Lộc Sơn, Nước mắt quê hương, Thương về cố đô...
Sau lần giải phẫu tim vào năm 2005, NSƯT Minh Phụng phải điều trị dài hạn chứng suy thận và hoại tử chân kéo dài. Dù bác sĩ đã yêu cầu gia đình không cho nghệ sĩ biểu diễn để đảm bảo sức khỏe nhưng lần cuối gần đây ông vẫn cố gắng xuất hiện trong chương trình sân khấu chuyên đề của NSƯT Ngọc Đáng.
Nghệ sĩ Minh Phụng từng nói: “Tôi sẽ hát đến hơi thở cuối cùng. Căn bệnh suy thận hiện nay buộc tôi phải 3 ngày trong tuần đến bệnh viện để lọc máu, nhưng tôi vẫn hết sức lạc quan, vì bên tôi vẫn còn đồng nghiệp, khán giả yêu mến mình”.
Sáng ngày 16/11/2008, NSƯT Minh Phụng lại nhập viện cấp cứu và lần này ông không thể qua khỏi và đã gĩa từ cuộc đời vào sáng ngày 29/11/2008 tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Cách đây vài năm, trước khi biết đến trang web CLVN này, Tiếng Hát Học Trò có đi xem vở diễn Ánh Ngọc Đêm Xuân tại nhà hát Hưng Đạo. Xuất hát lần đó, trong vở diễn có ba nghệ sĩ đảm nhận vai chính đó là: Lệ Thủy, Minh Phụng (đóng hai màn đầu), Minh Vương (đóng các màn còn lại). Minh Vương và Minh Phụng thay phiên nhau đóng cùng một vai. Ai ngờ lần đó là lần cuối cùng Tiếng Hát Học Trò được xem nghệ sĩ Minh Phụng diễn trực tiếp trên sân khấu. Mấy hổm rày, được biết nghệ sĩ Minh Phụng thời gian qua có tham gia diễn trong live show NSƯT Ngọc Đáng, khiến cho Tiếng Hát Học Trò tiếc quá!, vì tiết kiệm tiền bạc chi tiêu nên Tiếng Hát Học Trò đã không mua vé xem live show NSƯT Ngọc Đáng, chứ nếu chịu khó đi xem live show trên thì đã được xem nghệ sĩ Minh Phụng diễn lần cuối cùng trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông rồi. |
Nghiệp cầm ca của NSUT Minh Phụng đã dứt rồi - Một kiếm sĩ cải lương nay chỉ còn trong kỷ niệm |
Ca sĩ Y Phụng luôn thích là người đi “cua”… trai (Kỳ 1)
Có thể yêu rất cuồng nhưng khi dứt cũng nhanh, nhiều lúc còn lạnh lùng, tàn nhẫn nữa là khác, Y Phụng chia sẻ về cách yêu khác người của mình.
ảnh minh họa
Từng bị báo chí “dập” không thương tiếc
Trong đêm bán kết Cặp đôi hoàn hảo diễn ra tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, sự xuất hiện của kiều nữ xinh đẹp trong trang phục của nhà thiết kế Công Trí mà Đàm Vĩnh Hưng vừa mặc tuần trước khiến nhiều người ngỡ ngàng. Cánh phóng viên trẻ mới vào nghề ngơ ngác hỏi nhau: “Cô ấy là ai mà xinh đẹp vậy” rồi ồ lên thích thú khi có người nhắc tên “Y Phụng”.
Sang Mỹ đã khá lâu, mỗi năm Y Phụng đều trở về nước một đôi lần, nhưng hiếm khi nào, cô xuất hiện trên thảm đỏ của một sự kiện văn hóa như vậy. Dù giới trẻ bây giờ không còn biết nhiều đến Y Phụng, nhưng ấn tượng về một cô đào trẻ nổi đình đám một thời của dòng phim “mỳ ăn liền” vẫn còn đọng lại trong ký ức của nhiều người.
Những năm 1994, 1995... được coi là thời hoàng kim của giới làm phim ảnh ở Sài Gòn, những tấm băng-rôn, khi thấy tên Lý Hùng, Lê Tuấn Anh, Việt Trinh, Y Phụng... đều được khán giả mua vé vào xem để được gặp mặt, được chuyện trò... Ở thời điểm đó, Y Phụng có lần nhận lời quay cho 3, 4 bộ phim cùng một lúc. Trên đỉnh vinh quang, khi mới 17 tuổi, Y Phụng từng nhận phim với giá 30 triệu đồng, thời giá vàng chỉ có 200.000 đồng một chỉ.
Thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ của bà ngoại và cha mẹ, Y Phụng đã biết yêu ánh đèn sân khấu từ năm lên sáu tuổi. Dù chỉ là vai "đào con", cầm đuốc đi ra đi vào vài phút trong vở tuồng “Khói rừng quê mẹ”, nhưng khán giả của đoàn cải lương “Tiếng hát quê hương” lúc bấy giờ đều thích thú trước lối diễn xuất thật dễ thương, hồn nhiên của bé Y Phụng. Trước giờ mở màn hát cải lương thời đó, thường có phần phụ diễn ca nhạc, Y Phụng được cha mẹ khích lệ tập dượt đứng hát một mình những bài thiếu nhi…
Năm lên tám, vì muốn con gái đi học đàng hoàng, nghệ sĩ Minh Phụng và Kiều Tiên chỉ cho Y Phụng bước lên sân khấu ở Sài Gòn vào dịp hè lúc được nghỉ học. Cô cũng không còn được cha mẹ cho theo đoàn lưu diễn đó đây ở các tỉnh xa xôi như trước. Lên 11 tuổi, Y Phụng được ba khuyến khích học ba lê... Càng học, cô càng yêu thích...
Năm 14 tuổi, qua những băng ca nhạc video từ hải ngoại "tuồn" về trong nước, hình ảnh sống động nóng bỏng của Madonna, Linda Trang Đài... càng làm cháy bỏng những đam mê thao thức của Y Phụng từ bao lâu. Những bước chân di động quyến rũ, những động tác đưa tay mời gọi... trên màn ảnh nhỏ của các thần tượng âm nhạc đã là những dấu ấn trong tim, trong đầu của Y Phụng, và cũng có thể nói của rất nhiều khán giả trẻ thời bấy giờ ở Việt Nam, sau nhiều lần trốn học bỏ lớp, bị cha mẹ biết được rầy la cấm đoán, Y Phụng phải khai thiệt và xin cha mẹ cho đi hát.
Cả đời làm nghệ sĩ, Minh Phụng và Kiều Tiên hiểu được những vinh quang và nhọc nhằn của nghề nghiệp này, cho nên sau những lần khuyên răn chỉ bảo mà Y Phụng vẫn một mực xin cha mẹ cho đi hát, gia đình đành chấp thuận với một điều kiện: "Trong vòng một năm con đi hát thành công thì thôi, còn hát không ra gì, con phải... về nhà đi học đàng hoàng". Vậy là mỗi chiều mới có 5, 6 giờ Y Phụng đã chuẩn bị thay đổi y phục trưng diện kỹ lưỡng thật đẹp để có mặt kịp tại sân khấu.
Thời gian đầu đi hát, tuy là hát chùa không tiền nhưng lòng cô vẫn vui như Tết, chỉ mong sao tới chiều lè lẹ để trưng diện thay đồ. Tuy là con của nghệ sĩ Minh Phụng có nhiều điều kiện ưu tiên, nhưng cha mẹ cô vẫn tập cho con mình bước đi bằng chính bước chân vững chãi của mình mà không hề dựa uy, ỷ thế vào ai. Nhớ lại lần đầu tiên đi hát, Y Phương được cha đưa tới sân khấu.
Theo lịch thì nghệ sĩ Minh Phụng sẽ hát trước, nhưng không hiểu sao khi đó, ông lại bảo Y Phụng lên trước. Lúc cô hát xong, giới thiệu tên cha nhưng tìm hoài không thấy ông đâu cả. Mãi sau nghệ sĩ Minh Phụng mới xuất hiện và nói: “Xin lỗi mọi người rất nhiều vì sự chậm trễ này. Nhưng lúc con gái vừa lên sân khấu, lòng tôi lại sợ sợ sao đó nên trốn ở hậu đài. Sợ cháu nó lần đầu hát, nếu có sai sót gì làm mích lòng mọi người nên tôi rất lo”.
Sau lần đi hát đầu tiên đó, những buổi tiếp theo Y Phụng phải có mặt thật sớm để làm ca sĩ hát lót kéo giữ cho những ngôi sao tới trễ. Có đêm buồn hiu hắt vì ngồi đến phút cuối mà vẫn không được diễn phải đi về. Tuy chưa có tên tuổi gì, nhưng sau vài lần trình diễn đầu tiên ở rạp Lao Động, do bầu Duy Ngọc phụ trách, tiết mục Y Phụng được nhiều bạn trẻ để ý, yêu thích, càng lúc cô lại đón nhận nhiều hơn những tràng pháo tay thật dữ dội.
Chỉ một thời gian ngắn ngủi, nhiều tụ điểm ca nhạc đã mời Y Phụng về hát. Rồi ở những tỉnh thành xa xôi, bầu show cũng bắt đầu mời cô đi hát…Tuy nhiên, vì không có tên tuổi nên không chỉ hát lĩnh ít tiền, hát chùa mà cô còn bị coi thường. Đi tỉnh, ca sĩ trẻ như cô không được lãnh lương. Khách sạn có máy lạnh chỉ dành cho các ngôi sao, còn các ca sĩ khác như Y Phụng, Minh Thuận, Văn Phi Thông... phải ngủ ở sân khấu cho đỡ chi phí nhà tổ chức. Nấu ăn phải tự mang nồi lò xo bếp điện về mua gạo nấu ăn.
Y Phụng còn nhớ khi tắm, cô cùng với ca sĩ Minh Thuận phải thay phiên nhau căng tấm màn ra để tắm nước giếng vì sợ người ta bu tới coi… Từ hát chùa không cát xê, tiền lương của Y Phụng được trả hai ngàn đồng, rồi ba ngàn... Cầm được hai, ba ngàn... Y Phụng hí ha hí hửng tặng ngay ba một ngàn, mẹ một ngàn, bà ngoại một ngàn...
Thời điểm đó, có một cô bé mới 14, 15 tuổi, mặc quần áo hơi hở hang táo bạo và trình diễn loại nhạc Madonna. Linda Trang Đài tuy được nhiều giới trẻ hoan nghênh, nhưng hầu hết giới báo chí ở Sài Gòn lúc bấy giờ không thể nào chấp nhận được. Những bài viết lên án, phê bình nặng tay... nêu thẳng tên Y Phụng, tưởng đâu đã làm chùn chân cô bé và dập tắt những ước mơ. Vì sợ báo chí "đánh lây", nhiều sân khấu tụ điểm không dám mời Y Phụng cộng tác nữa. Sân khấu duy nhất còn "dám" để cô ở lại là rạp Lao Động của ông bầu Duy Ngọc.
Thời điểm đó, có một cô bé mới 14, 15 tuổi, mặc quần áo hơi hở hang táo bạo và trình diễn loại nhạc Madonna. Linda Trang Đài tuy được nhiều giới trẻ hoan nghênh, nhưng hầu hết giới báo chí ở Sài Gòn lúc bấy giờ không thể nào chấp nhận được. Những bài viết lên án, phê bình nặng tay... nêu thẳng tên Y Phụng, tưởng đâu đã làm chùn chân cô bé và dập tắt những ước mơ. Vì sợ báo chí "đánh lây", nhiều sân khấu tụ điểm không dám mời Y Phụng cộng tác nữa. Sân khấu duy nhất còn "dám" để cô ở lại là rạp Lao Động của ông bầu Duy Ngọc.
Y Phụng kể, thời điểm đó, các sân khấu nổi tiếng như Sân khấu 126, Sân khấu Trống Đồng… họ cấm tiệt cô hát. Ba cô, một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng phải đích thân đến xin cho con gái đi hát, nói đến rơi nước mắt người ta cũng không cho. Y Phụng giận lắm, sau này, khi cô nổi tiếng, những người đó mời cô về hát nhưng cô nhất định không về hát nữa.
Y Phụng chia sẻ, khi đó cô mới 14 tuổi, lại học múa ba lê từ nhỏ nên thấy việc mình mặc đồ như vậy cũng là bình thường, như khi cô đi tập mà thôi. Đơn giản, cô thần tượng Madonna, thấy thế là đẹp nên bắt chước y chang như vậy. Còn nhỏ, bị báo chị “dập”, cô cũng đâu hiểu gì. Phải hai năm sau, Y Phụng mới bắt đầu biết nhận thức nhưng người ta có nói gì đi nữa, cô vẫn mặc vì thích.
Nhìn lại thời gian đó, Y Phụng mới thấy mình gan quá... Tuy bị mấy bài báo "dập" te tua, nhưng cũng chính sự ồn ào đó đã làm nhiều người để ý thêm đến tên Y Phụng là ai? Con bé đó làm gì mà báo chí hôm qua nói nhiều dữ vậy?... Hầu hết khán giả không biết Y Phụng hát ra sao nhưng họ nghe con gái nghệ sĩ Minh Phụng đi hát, ăn mặc hở hang lắm nên tò mò đến xem thử ra sao cho biết. Cứ vậy, mỗi ngày, Y Phụng và rạp Lao Động lại có thêm khán giả mới.Y Phụng chia sẻ, khi đó cô mới 14 tuổi, lại học múa ba lê từ nhỏ nên thấy việc mình mặc đồ như vậy cũng là bình thường, như khi cô đi tập mà thôi. Đơn giản, cô thần tượng Madonna, thấy thế là đẹp nên bắt chước y chang như vậy. Còn nhỏ, bị báo chị “dập”, cô cũng đâu hiểu gì. Phải hai năm sau, Y Phụng mới bắt đầu biết nhận thức nhưng người ta có nói gì đi nữa, cô vẫn mặc vì thích.
Tiểu Sử Y Phụng (Y Phụng)
"Làm con của vua, sướng quá chứ..." Nhưng làm con của ông vua nghệ sĩ cải lương Minh Phụng vẫn khổ... vẫn phải đi từng bước gian nan, từng ngày, từng tháng... mới có được tên nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh Y PHỤNG ngày hôm nay. Và chính sự cố gắng, học hỏi... cộng với niềm đam mê, chịu vượt qua những cơn đau, nỗi buồn đã giúp cho Y Phụng thành công rất nhiều ở những lãnh vực nghệ thuật mà cô đã đi qua. Thừa hưởng giòng máu nghệ sĩ của bà ngoại và cha, Y Phụng đã biết yêu ánh đèn sân khấu từ năm lên sáu tuổi. Dù chỉ là vai "đào con", cầm đuốc đi ra đi vô, vài phút đồng hồ trong vở tuồng Khói Rừng Quê Mẹ, nhưng khán giả của đoàn cải lương Tiếng Hát Quê Hương lúc bấy giờ đều thích thú trước lối diễn xuất thật dễ thương, hồn nhiên của bé Y Phụng. Thời đó, trước khi mở màn hát cải lương, các buổi hát thường có phần phụ diễn ca nhạc, Y Phụng cũng đã được cha mẹ khích lệ tập dượt đứng hát một mình những bài thiếu nhi như Mùa Xuân Em Đi Hái Hoa... Năm lên tám, vì muốn con gái đi học đàng hoàng, nghệ sĩ Minh Phụng và Kiều Tiên chỉ cho Y Phụng bước lên sân khấu ở Sài Gòn vào dịp Hè lúc trường học nghĩ và sau đó là phải rời sân khấu không được theo đoàn lưu diễn đó đây ở dưới các miền tỉnh xa xôi. Năm lên 11, 12 tuổi... ba mẹ khuyến khích cô theo học trong trường nhịp điệu Ba lê và thể dục, dụng cụ ở trường Hưng Đạo. Càng học, càng yêu thích... và năm 14 tuổi, qua những băng ca nhạc Video từ hải ngoại "tuồn" về trong nước, hình ảnh sống động nóng bỏng của Madonna, Linda Trang Đài... càng làm cháy bỏng những đam mê thao thức của Y Phụng từ bao lâu. Những bước chân di động quyến rũ, những động tác đưa tay mời gọi ru ngủ đất trời... trên màn ảnh nhỏ của các thần tượng âm nhạc đã là những "dấu ấn" trong tim, trong đầu của Y Phụng, và cũng có thể nói của rất nhiều khán giả trẻ thời bấy giờ ở Việt Nam. Sau nhiều lần trốn học bỏ lớp, bị cha mẹ biết được rầy la cấm đoán dữ lắm, Y Phụng phải khai thiệt và xin cha mẹ cho đi hát. Cả đời làm nghệ sĩ, Minh Phụng và Kiều Tiên hiểu được những vinh quang và nhọc nhằn của nghề nghiệp này, cho nên sau những lần khuyên răn chỉ bảo mà Y Phụng vẫn một mực xin cha mẹ cho đi hát, gia đình đành chấp thuận với một điều kiện: "Trong vòng một năm con đi hát thành công thì thôi, còn hát không ra gì, con phải... về nhà đi học đàng hoàng". Thế là mỗi chiều mới có 5, 6 giờ là Y Phụng đã chuẩn bị thay đổi y phục chưng diện kỹ lưỡng thật đẹp để có mặt kịp tại sân khấu.Thời gian đầu đi hát, tuy là hát chùa không tiền nhưng lòng vẫn vui như Tết, chỉ mong sao tới chiều lè lẹ để chưng diện thay đồ. Tuy là con của nghệ sĩ Minh Phụng có nhiều điều kiện ưu tiên, nhưng cha mẹ cô vẫn tập cho con mình bước đi bằng chính bước chân vững chãi của mình mà không hề dựa uy, ỷ thế vào ai. Vẫn phải có mặt thật sớm để làm ca sĩ "dàn lót" kéo giữ cho những ngôi sao tới trễ. Có đêm buồn hiu hắt vì ngồi đến phút cuối mà vẫn không được diễn phải đi về. Tuy chưa có tên tuổi gì cả, nhưng sau vài lần trình diễn đầu tiên ở rạp Lao Động, do bầu Duy Ngọc phụ trách, tiết mục Y Phụng được nhiều bạn bè để ý, yêu thích. Lần lần, sau những lần giới thiệu tên Y Phụng, cô càng lúc đón nhận rất nhiều tràng pháo tay thật dữ dội. Chỉ một thời gian ngắn ngủi, nhiều tụ điểm ca nhạc đã mời Y Phụng về hát. Rồi ở những tỉnh thành xa xôi, bầu show cũng bắt đầu mời đi hát. Lúc đó khổ lắm, vì không có tên tuổi nên hát đã lãnh ít tiền mà còn bị coi thường. Ca sĩ ngôi sao đi tỉnh được ngủ ở khách sạn, còn các ca sĩ như Y Phụng, Văn Phi Thông, Minh Thuận... phải ngủ ở rạp hát cho đỡ chi phí nhà tổ chức. Nấu ăn phải tự mang nồi lò xo bếp điện về mua gạo nấu ăn, tắm người này căng màn ra cho người kia tắm và làm gì có phòng tắm ở những nơi trình diễn đồng quê hẻo lánh. Từ hát chùa, tiền lương của Y Phụng được trả hai ngàn đồng, rồi ba ngàn... "Hai, ba ngàn đâu có nhiều gì anh. Chưa đủ tiền đổ xăng đó, nhưng cầm được tiền đi hát, em hạnh phúc không thể tả". Cầm được hai, ba ngàn... Y Phụng hí ha hí hửng tặng ngay ba một ngàn, mẹ một ngàn, bà ngoại một ngàn... thật là hãnh diện vì đây là số tiền đi làm bằng chính tài năng sức lực của mình. Thời điểm đó, một cô bé mới 14, 15 tuổi, mặc quần áo hơi hở hang táo bạo và trình diễn oai nhạc Mandonna. Linda Trang Đài tuy được nhiều bạn trẻ hoan nghênh, nhưng hầu hết giới báo chí ở Sài Gòn lúc bấy giờ không thể nào chấp nhận được. Những bài viết lên án, phê bình nặng tay... nêu thẳng tên Y Phụng, tưởng đâu lần đó đã làm chùn chân cô bé và dập tắt những ước mơ. Vì sợ báo chí "đánh lây", nhiều sân khấu tụ điểm khác không dám mời Y Phụng cộng tác nữa. Sân khấu duy nhất còn lại "dám" để cô ở lại là rạp Lao Động của ông bầu Duy Ngọc. Tình cảm đó, Y Phụng hứa với lòng sẽ có ngày trả lại. Tuy bị mấy bài báo "dập" te tua, nhưng cũng chính sự ồn ào đó đã làm nhiều người để ý thêm đến tên Y Phụng là ai? Con bé đó làm gì mà báo chí hôm qua nói nhiều dữ vậy?... Vậy đi coi thử ra sao cho biết. Cứ vậy, Y Phụng và rạp Lao Động lại có thêm mỗi ngày một số khán giả mới. Trong số những khán giả này, có cả Xuân Cường, Xuân Kỳ, những nhà đạo diễn làm phim đang đi tìm những khuôn mặt mới lạ và ăn ảnh, ăn đèn. Với ca khúc You're My Heart You're My Soul, Y Phụng đã tạo thành cơn sốt nóng bỏng hàng đêm cho giờ trình diễn của cô. Thế là Y Phụng được mời góp mặt trong một vai phụ, rất phụ... trong bộ phim Những Cánh Hoa Hoang Dại, và dù chỉ có xuất hiện một hai cảnh (sau khi bị cắt hết năm sáu cảnh quay) nhưng khuôn mặt Y Phụng lại để nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng rất nhiều khán giả coi phim lúc đó. Và may mắn thay, sự xuất hiện đó của Y Phụng dù rất ngắn nhưng cũng lọt vào được mắt xanh của nhà đạo diễn phù thủy hàng đầu Việt Nam: Lê Dân. Chính lẽ Dân mời Y Phụng thủ ngay vai chánh trong phim Riêng Chỉ Có Anh bên cạnh các ngôi sao thời đó như Lê Tuấn Anh, Diễm Hương. Tuy là một ca sĩ chưa có tên tuổi gì và tiếng hát chẳng bao nhiêu nhưng không hiểu sao đạo diễn Lê Dân một mực chọn vai chánh cho Y Phụng. Lúc ấy, y Phụng chỉ mới 15, 16 tuổi. Lần đầu được đóng vai chánh bên cạnh hai ngôi sao lớn, Y Phụng mừng lắm, nhưng trong kịch bản đòi hỏi Y Phụng phải cắt đi mái tóc dài của mình, cô bé khăng khăng từ chối và quyết định trả lại kịch bản cho đạo diễn. Đến nước này, mẹ cô nghệ sĩ Kiều Tiên ra lệnh nếu con không cắt tóc đóng phim, sẽ bị ngưng hát luôn. Hai chữ "cấm hát" quả là một đau khổ lớn nhất trong đời, nên sau những giờ phút vất vả khóc lóc, cũng phải đành cắt bỏ mái tóc dài yêu quý. Bộ phim Riêng Chỉ Có Anh ra mắt được sự hưởng ứng mạnh mẽ của khách mê phim thời đó. Và cũng nhờ cuốn phim này, hàng loạt kịch bản mới của nhiều nhà làm phim ồ ạt gởi tới Y Phụng. Từ đó mối duyên điện ảnh đã gắn chặt cùng Y Phụng rất mặn nồng. Mỗi khi đi diễn dù ở Sài Gòn hay ở các tỉnh, diễn viên điện ảnh rất được khán giả yêu mến. Những tấm "băng-rôn", khi thấy tên Lý Hùng, Lê Tuấn Anh, Việt Trinh, Y Phụng... đều được khán giả mua vé vào xem để được gặp mặt, được chuyện trò... Thời đó, những năm 1994, 1995... quả là thời hoàng kim của giới làm phim ảnh ở Sài Gòn. Y Phụng có lần nhận lời quay cho 3, 4 cuốn cùng một lúc, xong bối cảnh phim này, đạo diễn phải cho diễn viên chạy show đi quay cho một bộ phim khác, tuy bận rộn với điện ảnh, nhưng Y Phụng vẫn không bỏ quên sân khấu ca nhạc. Lúc này chỗ đứng của cô trong lòng người hâm mộ đã ở thật cao không như một năm về trước. Không còn những buổi hát chùa ngồi chờ thâu đêm. Giã từ những lần đi tỉnh bị ngủ ngoài rạp hát... |
Cải lương đến nay đã không còn thịnh hành như những năm 80 đổ về của Thế kỉ trước. Tuy nhiên, vẫn có những con người ngày đêm truyền thụ tinh hoa cho thế trẻ với mong muốn giữ lửa Cải lương.
Trả lờiXóaCùng nhìn lại những con người đã đi cùng Cải lương từ những bước đầu tiên như: NS Minh Vương, NS Bạch Long, NS Bạch tuyết... và thưởng thức lại giọng ca bất hủ của họ qua những vở Cải lương đặc sắc nhất tại: https://cailuongtheatre.vn/ - Website chính thức của Nhà hát Cải lương Việt nam