24/12/2009 14:16:04
ác cường quốc lớn trên thế giới Như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc đều đã sở hữu các loại vũ khí hạt nhân và trang bị cho các lực lượng chiến lược của mình. Tuy nhiên, mỗi nước lại có hoạch định chiến lược riêng.
Mỗi quốc gia đều đưa ra những lý do “chính đáng” của mình, nhưng mục đính cuối cùng của việc trang bị vũ khí hạt nhân cho quân đội là để khẳng định sức mạnh, răn đe đối phương và cân bằng lực lượng.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Mỗi quốc gia đều đưa ra những lý do “chính đáng” của mình, nhưng mục đính cuối cùng của việc trang bị vũ khí hạt nhân cho quân đội là để khẳng định sức mạnh, răn đe đối phương và cân bằng lực lượng.
Một vụ thử nghiệm bom hạt nhân trên mặt đất. |
Chiến lược của Nga
Học thuyết quân sự từ đầu những năm 1990 của Nga đã từ bỏ thoả thuận không sử dụng vũ khí hạt nhân mà Liên Xô cũ đã ký kết từ năm 1982 với Mỹ. Moscow đã tuyên bố có quyền tấn công hạt nhân đối với các quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân và những đồng minh, nếu như những nước này phát động các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Nga.
Bom hạt nhân có thể được cho nổ ở: Ngoài tầng khí quyển, trên không trung, dưới lòng đất và trên biển. |
Cũng giống như mục đích của chương trình phòng thủ tên lửa NMD của quân đội Mỹ, Nga cũng áp dụng chiến thuật đánh chặn nhằm vô hiệu hoá các phương tiện chiến tranh của đối phương ngay từ khi chúng còn đang bay ngoài lãnh thổ Nga, chứ không bị động đánh trả sau khi đã bị hoả lực hạt nhân của quân địch tấn công.
Chiến lược của Trung Quốc
Chiến lược sử dụng vũ khí hạt nhân của quân đội Trung Quốc được công khai và thể hiện trong Sách trắng quốc phòng của nước này. Trung Quốc đã tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất kỳ tình huống nào. Bắc Kinh nghiên cứu, sở hữu vũ khí hạt nhân vì Trung Quốc không muốn trở thành đối tượng bị đe dọa bởi vũ khí hạt nhân từ các quốc gia khác.
Hiện trường vụ thử nghiệm hạt nhân tại bang Nevada, Mỹ năm 1980. |
Thực tế cho thấy trong mấy chục năm qua, quy mô lực lượng quân sự có trang bị vũ khí hạt nhân của quân đội Trung Quốc duy trì ở mức tương đối nhỏ. Những tuyên bố thời gian gần đây cho thấy, Trung Quốc không có ý định tìm kiếm cân bằng hạt nhân, chạy đua vũ trang với bất cứ cường quốc nào khác.
Chiến lược của Mỹ
Trong các văn kiện chiến lược của Mỹ luôn nhấn mạnh tính đa dạng của việc răn đe hạt nhân. Điều lệnh tác chiến của lực lượng hạt nhân Mỹ công bố vào năm 2005 đã vạch rõ Mỹ nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bố trí và sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm 4 mục tiêu.
Quyết tâm bảo vệ sự an toàn quốc gia, cho các đồng minh và những nước thân cận Mỹ; răn đe các quốc gia thù địch của Mỹ từ bỏ các kế hoạch và hành động đe dọa đến an ninh và các lợi ích của Mỹ và các đồng minh; Ngăn chặn các hành động tấn công bằng quân sự của đối phương nhằm vào nước Mỹ. Vai trò của vũ khí hạt nhân đối với Mỹ luôn được nhấn mạnh cả trong thời bình cũng như thời chiến.
Hố sâu dưới lòng đất sau một vụ thử bom hạt nhân của Mỹ năm 1962. |
Quan điểm trên được nhấn mạnh trong báo cáo tình hình hạt nhân thế giới năm 2002. Trong báo cáo đó, Mỹ cũng đưa ra những khả năng và tình huống cho phép quân đội nước này sử dụng vũ khí hạt nhân.
Những tình huống này là: Khi Mỹ bị “kẻ thù” tấn công bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh hoá; khi đối phó với những thay đổi quân sự mang tính đột phá và khi Mỹ muốn chế áp vũ khí thông thường của quân đội đối phương.
Chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân của Washington được nhắc lại trong văn kiện điều lệnh tác chiến hạt nhân liên hợp năm 2005.
Lầu Năm Góc quy định quân đội Mỹ được phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh “đòn phủ đầu” trong 4 tình huống như sau: Quân đội Mỹ sẽ tấn công bằng vũ khí hạt nhân khi đối phương manh nha tấn công Mỹ và các nước đồng minh bằng các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt (vũ khí hạt nhân, sinh, hoá học); phải tỏ rõ khả năng tấn công hạt nhân bằng mọi giá để ngăn chặn các âm mưu sử dụng vũ khí giết người hàng loạt của kẻ thù; phải sử dụng vũ khí hạt nhân mới có thể vô hiệu hoá các đòn tấn công bằng vũ khí sinh hoá; chủ động tấn công các cơ sở hạt nhân, nơi tàng trữ vũ khí sinh hoá và các sở chỉ huy của đối phương ngay khi chiến sự nổ ra.
Chính sách này cho phép Mỹ được quyền nghiên cứu, sản xuất, bố trí và sử dụng vũ khí hạt nhân trước đối với các quốc gia chưa sử dụng, thậm chí chưa sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều đó cho thấy “chiến lược đánh phủ đầu” của quân đội Mỹ đã được áp dụng đối với những hoạch định mang tính chiến lược trong vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân của mình.
Những tình huống này là: Khi Mỹ bị “kẻ thù” tấn công bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh hoá; khi đối phó với những thay đổi quân sự mang tính đột phá và khi Mỹ muốn chế áp vũ khí thông thường của quân đội đối phương.
Chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân của Washington được nhắc lại trong văn kiện điều lệnh tác chiến hạt nhân liên hợp năm 2005.
Lầu Năm Góc quy định quân đội Mỹ được phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh “đòn phủ đầu” trong 4 tình huống như sau: Quân đội Mỹ sẽ tấn công bằng vũ khí hạt nhân khi đối phương manh nha tấn công Mỹ và các nước đồng minh bằng các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt (vũ khí hạt nhân, sinh, hoá học); phải tỏ rõ khả năng tấn công hạt nhân bằng mọi giá để ngăn chặn các âm mưu sử dụng vũ khí giết người hàng loạt của kẻ thù; phải sử dụng vũ khí hạt nhân mới có thể vô hiệu hoá các đòn tấn công bằng vũ khí sinh hoá; chủ động tấn công các cơ sở hạt nhân, nơi tàng trữ vũ khí sinh hoá và các sở chỉ huy của đối phương ngay khi chiến sự nổ ra.
Chính sách này cho phép Mỹ được quyền nghiên cứu, sản xuất, bố trí và sử dụng vũ khí hạt nhân trước đối với các quốc gia chưa sử dụng, thậm chí chưa sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều đó cho thấy “chiến lược đánh phủ đầu” của quân đội Mỹ đã được áp dụng đối với những hoạch định mang tính chiến lược trong vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân của mình.
Vũ khí hạt nhân |
Vũ khí hạt nhân là một trong những loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt đáng sợ nhất do loài người nghiên cứu chế tạo ra. Vũ khí hạt nhân gây tác hại bằng năng lượng rất lớn được giải phóng ra trong quá trình phản ứng phân hạch, nhiệt hạch của liều nổ hạt nhân. Vũ khí hạt nhân khi nổ tạo ra 5 nhân tố sát thương, huỷ diệt là sóng xung động, bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất phóng xạ và xung điện từ. Vũ khí hạt nhân có thể là bom hạt nhân và các phương tiện mang bom hạt nhân tới mục tiêu. Các bộ phận của bom hạt nhân gồm có: thân vỏ, chất nổ hạt nhân, hệ thống tự động gây nổ, thiết bị ngòi nổ và nguồn điện. Công suất của bom hạt nhân được tính bằng đương lượng thuốc nổ cực mạnh TNT. Theo quy uớc, hiện nay bom hạt nhân được chia thành 5 loại: rất nhỏ (dưới 1 kiloton); nhỏ (từ 1 đến 10 kiloton); vừa (từ 10 đến 100 kiloton); lớn (từ 100 đến 1 megaton) và loại cực lớn (trên 1 megaton). |
Bình Nguyên (Theo CSIS,GS, FAS, Wikipedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét